Bhutan hiện đang là một điểm đến trendy của dân đông nam á nói chung, và của Việt Nam nói riêng. Chắc tại vì Vua với Hoàng Hậu đẹp quá 😀 .
Đáp chuyến bay từ Bangkok sang Paro, thì có 1/3 máy bay là 1 đoàn các cô các chị người Việt Nam mang đồ lễ sang để gặp pháp sư (trong lúc đứng lấy hành lý đã trộm nghe: “ Coi chừng các thùng đồ lễ gặp thầy” )
Nó đến Bhutan lần này đi làm là chính đi chơi là phụ vậy nên cách tiếp cận và cách nhìn cũng khác so với các bạn đi du lịch.
Tổng quan sơ sơ thì Bhutan có 850,000 dân, trong đó có 150,000 dân sống tập trung ở Thimphu ( thủ đô ). Khác với Tây Tạng, Dalai Lama (His Holiness) là lãnh tụ tối cao kể cả tinh thần và đất nước. Bhutan cũng là một quốc gia Phật giáo, có 2 lãnh tụ – 1 là Đức Vua ( His Highness) chịu trách nhiệm về quốc gia lãnh thổ, người còn lại là Pháp Vương ( His Holliness). Mặc dù đất nước này đã chuyển mình sang hệ thống Democracy ( có bầu cử Prime Minister các kiểu) nhưng mà thật ra thì His Highness vẫn là cao nhất. Đi đến quán ăn nào cũng chưng hình vua, hoàng hậu và thái tử thôi rồi. Mà công nhận chưng hình cũng được, dòng dõi royal ở đây đẹp như diễn viên, thái tử cũng đẹp luôn.
Mọi người thường lầm tưởng, và cũng vì Bhutan làm branding rất tốt mà assume là nước này là nước ăn chay. Câu mà mọi người thường nói nhất là vì đây là quốc gia Phật Giáo nên ko slaughter animal, nếu có thì cũng hiếm người ăn thịt lắm.
KHÔNG PHẢI ĐÂU !!!
Hồi năm 90 mấy đó, cái ông His Holliness dở chứng lên, ra lệnh: Tao “khuyên” tụi bây là không được giết thịt nữa, chỉ được ăn thịt thôi. Báo hại cả xã hội phải thay đổi, người chăn nuôi thì mất việc, người dân thì không được ăn thịt tươi, nhà nước thì phải tốn rất nhiều tiền để nhập thịt từ Ấn Độ qua. Ở Thủ đô thì dễ kiếm thịt, vì cũng gần Border Town với Ấn Độ, càng đi vào sâu thì càng khó kiếm thịt vì vận chuyển xa thì mắc mà cũng ko dùng được ngoại trừ mấy cái thịt khô bò. Một điểm lạ nữa là thịt thì nhập từ Ấn Độ nhưng lại có rất nhiều thịt bò ( Trong khi ở Ấn Độ thì giết bò là phạm pháp). Bạn của nó đùa là thịt “ maggically appeared”
Bhutan phụ thuộc 100% vào Ấn Độ, từ quân đội, viễn thông, giải trí, kể cả thịt thà cá mắm cũng là nhập từ Ấn Độ sang. Ngành công nghiệp lớn nhất ở đây là thuỷ điện ( do địa hình đặc thù đồi núi) cũng chỉ là bán điện cho Ấn Độ. Tiền tệ ở đây là Ngultrum, nhưng cũng chỉ là in hình vua cho vui vậy thôi chứ giá trị tương đương Rupee của Ấn độ (1 ngultrum = 1 Rupee) , và bạn hoàn toàn có thể dùng tiền rupee xài bình thường.
Vậy nên Bhutan bắt buộc phải mở cửa cho dân Ấn Độ sang mà ko được charge tiền visa/ tariff gì hết. Tour operator ở Bhutan thì chán nản dân Ấn Độ vô cùng, vì vừa keo kiệt, đòi hỏi lại còn thích lên giọng làm cha. Có vài trường hợp nó được nghe kể lại, Tour guide chở một đám khách lên trên rừng thả giữa rừng xong bỏ đi mấy tiếng sau mới quay lại vì bực bội quá.
Từ năm 1990 mấy nữa đó, ông vua cha của vua hiện giờ (4th king) quyết định là sẽ charge khách du lịch không phải là Ấn Độ ít nhất 250 usd/ngày ( ở đây gọi khách ko phải Ấn Độ là 3rd country traveller) . Ban đầu thì ngành du lịch hoàn toàn được quản lý bởi nhà nước, chủ yếu là để lấy funding support cho việc kiến thiết đất nước. Nhờ sáng kiến vĩ đại này mà đất nước có tiền xây trường học, bệnh viện. Mặc dù là Monarchy, nhưng người dân ở đây được support như xã hội chủ nghĩa, nếu học giỏi thì 1 năm học đại học chỉ đóng tượng trưng 10 USD thôi / còn cho cả phòng dorm để ở nữa. Nhà ở thì ngay thủ đô, nhà có tiền ở 300/ usd / 1 apartment 3 phòng ngủ. Nhà nghèo thì cũng đã có chính phủ xây cho khu riêng ở rìa ngoại ô 1 tý.
Sau này thì nhà nước đủ tiền rồi thì bắt đầu cho người dân làm tour, nhưng vẫn phải đóng tariff lại 65 USD / ngày cho nhà nước, và vẫn bắt buộc minimum charge là 250usd/ ngày. Với lượng du khách cỡ 40,000 lượt / năm . Mỗi khách đi trung bình là 5 ngày, vậy là nhà nước có 13 triệu đô tròn. Hay quá hay!
Xã hội của Bhutan là xã hội công bằng, không phải là xã hội mẫu hệ như mọi người thường nói. Tức là Nam và Nữ hoàn toàn bình đẳng. Bình đẳng tới nỗi Nam có quyền có nhiều vợ thì Nữ cũng có quyền có nhiều chồng. Hôm đầu tiên nghe nói vậy, nó đã trộm nghĩ hay mình kiếm cách ở lại có nhiều chồng cho vui
Người Bhutan thì laid back y hệt như người Sài Gòn. Mấy bạn hay đùa là “We are easy Buddhist”. Họ cũng trễ giờ hẹn, cũng kẹt xe như người Sài Gòn. Hẹn mà không reconfirm thì chắc chắn sẽ không tới.
Cho nên nói là đất nước hạnh phúc nhất thế giới thật ra cũng chẳng hơn Sài Gòn là bao nhiêu. GNH (Gross National Happiness) cũng chẳng khác GDP là mấy. Cảnh ở đây thì cũng đẹp, nhưng ko đẹp bằng dãy Hymalaya ở Nepal hay Tây Tạng. Đồ ăn thì có vài món nấu đặc đặc sệt sệt kiểu Ấn Độ, cũng không ngon. Nên nếu mà có tiền nhiều thì đi thử cho biết, còn không thì bỏ qua đất nước này cũng được. Đi Nepal cho vui lại rẻ 😀
**Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Mai không tham khảo bất kỳ sách vở nào nên đúng hay sai cũng còn tuỳ.
Read Next
Dạ thưa ba, Thật ra những điều mà con sắp viết ra ở đây đã nằm trong góc khuất ở lòng con gần 2 năm nay rồi. Con định nói đến hôm nay thấy thời gian cũng đã đủ lâu, …
I have thought long and hard over the topic of whether I was wrong nor right in confessing my feelings, be true and honest with it. My conclusion is: I was right and I have officially graduated elementary school in …
Life, but not as I knew it. I came back a different person to a very different Bangkok. I took …
Anh Choong thân thương của Mai, Hồi bữa em viết thư giữa chừng mà mãi đến hôm nay mới mở …