Nếu như Trịnh Công Sơn mượn âm nhạc để đặt câu hỏi như ông đã từng viết
“Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế?
Tôi là ai, là ai? Mà sao yêu quá cuộc đời này?”
Thì tác giả Richard thông qua triết học, tâm lý học, ngay cả giải phẫu học ( Não Bộ) để đưa chúng ta đi qua quá trình hình thành và phát triển của triết học cận đại.
Nhà triết học trẻ người Đức này đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ văn học đơn giản dễ hiểu để tạo ra một cái nhìn khác về triết học cho độc giả. Đây không phải là một cuốn triết học về một trường phái hay một chủ nghĩa nào, mà có thể xem như là một cuốn sách nhập môn triết học.
Một cuốn sách dường như đi qua cả một dòng thời gian lịch sử và cái nhìn bao quát nhất có thể giúp người đọc liên kết những lý thuyết tưởng như rời rạc thành một timeline liền mạch và rõ ràng.
Tác giả sử dụng lối văn dí dỏm, pha chút “cổ tích hoá”, không những tóm lược những trường phái chính của triết học mà còn cho ta biết vì sao những triết gia nổi tiếng đó lại suy nghĩ như thế.
Tác giả chỉ ra cách tư duy không ngừng của con người trong mỗi thời đại. Triết học là một tiến trình lịch sử của chuỗi phủ nhận liên tục không ngừng của những lập luận lý thuyết và phản biện. Những nhà triết học đi sau luôn tìm cách phản biện lại những cái cũ để tìm ra cái mới cho riêng mình và nâng lý thuyết trừu tượng lên một tầm cao hơn. Tác giả chỉ cho ta lối tự phản biện và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh của một vấn đề rất thú vị của cuộc sống.
Nếu như Descartes nói: Cognito, ergo sum ( Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại) , thì Mach lại thắc mắc lại cảm thấy vô cùng khó khăn khi xưng là tôi vì với ông cái Tôi không phải là một đơn vị bất biến có giới hạn rõ rệt, hay nói cách khác không tồn tại cái tôi. Hay Freud thông qua nghiên cứu não lại định nghĩa có tới 3 phần trong tâm lý bao gồm nó, cái tôi và cái siêu tôi.
Đọc cuốn sách này sẽ bạn cảm thấy nhẹ nhõm phần nào khi triết học giúp bạn xoa dịu về những thắc mắc không ngừng của bản thân.
Theo quan điểm cá nhân của Mai thì sau khi đọc tác phẩm này bạn sẽ cảm thấy chút hạnh phúc vì phần nào đó triết học xoa dịu và hướng bạn đến bản thể của mình. Và câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống của con người là một câu hỏi với muôn vàn lời đáp nên thực ra là không có một lời đáp chung cụ thể nào, nó còn phụ thuộc vào quá trình trải nghiệm tích lũy kinh nghiệm sống và khả năng cảm nhận cá nhân của mỗi người.
Trịnh Công Sơn cũng từng viết trong chuyện tình của mình với Dao Ánh: “ Anh nhớ Ánh nhiều lắm mà ngôn ngữ chật chội quá không thể diễn tả hết được nỗi nhớ của anh “ . Cũng giống như TCS, chúng ta cũng không thể nào sử dụng ngôn ngữ để diễn tả được cái Tôi của chúng ta, vì bản thân nó cũng là một giới hạn rõ rệt rồi.
Nhà triết học trẻ người Đức này đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ văn học đơn giản dễ hiểu để tạo ra một cái nhìn khác về triết học cho độc giả. Đây không phải là một cuốn triết học về một trường phái hay một chủ nghĩa nào, mà có thể xem như là một cuốn sách nhập môn triết học.
Một cuốn sách dường như đi qua cả một dòng thời gian lịch sử và cái nhìn bao quát nhất có thể giúp người đọc liên kết những lý thuyết tưởng như rời rạc thành một timeline liền mạch và rõ ràng.
Tác giả sử dụng lối văn dí dỏm, pha chút “cổ tích hoá”, không những tóm lược những trường phái chính của triết học mà còn cho ta biết vì sao những triết gia nổi tiếng đó lại suy nghĩ như thế.
Tác giả chỉ ra cách tư duy không ngừng của con người trong mỗi thời đại. Triết học là một tiến trình lịch sử của chuỗi phủ nhận liên tục không ngừng của những lập luận lý thuyết và phản biện. Những nhà triết học đi sau luôn tìm cách phản biện lại những cái cũ để tìm ra cái mới cho riêng mình và nâng lý thuyết trừu tượng lên một tầm cao hơn. Tác giả chỉ cho ta lối tự phản biện và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh của một vấn đề rất thú vị của cuộc sống.
Nếu như Descartes nói: Cognito, ergo sum ( Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại) , thì Mach lại thắc mắc lại cảm thấy vô cùng khó khăn khi xưng là tôi vì với ông cái Tôi không phải là một đơn vị bất biến có giới hạn rõ rệt, hay nói cách khác không tồn tại cái tôi. Hay Freud thông qua nghiên cứu não lại định nghĩa có tới 3 phần trong tâm lý bao gồm nó, cái tôi và cái siêu tôi.
Đọc cuốn sách này sẽ bạn cảm thấy nhẹ nhõm phần nào khi triết học giúp bạn xoa dịu về những thắc mắc không ngừng của bản thân.
Theo quan điểm cá nhân của Mai thì sau khi đọc tác phẩm này bạn sẽ cảm thấy chút hạnh phúc vì phần nào đó triết học xoa dịu và hướng bạn đến bản thể của mình. Và câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống của con người là một câu hỏi với muôn vàn lời đáp nên thực ra là không có một lời đáp chung cụ thể nào, nó còn phụ thuộc vào quá trình trải nghiệm tích lũy kinh nghiệm sống và khả năng cảm nhận cá nhân của mỗi người.
Trịnh Công Sơn cũng từng viết trong chuyện tình của mình với Dao Ánh: “ Anh nhớ Ánh nhiều lắm mà ngôn ngữ chật chội quá không thể diễn tả hết được nỗi nhớ của anh “ . Cũng giống như TCS, chúng ta cũng không thể nào sử dụng ngôn ngữ để diễn tả được cái Tôi của chúng ta, vì bản thân nó cũng là một giới hạn rõ rệt rồi.